Người ta kể rằng trên một chuyến tàu lửa từ Paris về Lộ Đức, một sinh viên hỏi cụ già ngồi bên cạnh đang lần hạt rằng :
– Thưa cụ, chắc cụ biết ông Pascal chứ ?
– Có, ông này thì tôi biết, biết rõ là đàng khác.
– Đã đến thời duy lý của Pascal rồi mà cụ còn lần hạt nữa sao ?
– Thế cậu đã gặp Pascal lần nào chưa ?
– Dạ, thưa cụ chưa ạ.
– Thế thì tôi là Pascal,người đang nói chuyện với cậu đây.
(Blaise Pascal là khoa học gia, đồng thời là triết gia người Pháp thế kỷ 17).
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Hôm nay toàn thể Giáo Hội mừng trọng thể lễ Mẹ Mân Côi, chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội, cho thế giới và cho tất cả mọi người chúng ta, để qua lời chuyển cầu đắc lực của Mẹ Maria Mân Côi, Chúa sẽ chúc lành và ban mọi ân sủng dồi dào cho hết thảy mọi người trên khắp hoàn cầu, nhất là những nơi đang phải đối diện với chiến tranh hận thù, đói nghèo, bệnh tật và thiên tai.
Quả thật. Kinh Mân Côi là một việc đạo đức xuất phát từ Phúc Âm. Hay nói chính xác hơn, Kinh Mân Côi là bản tóm lược Phúc Âm. Đúng thế, những lời kinh chúng ta đọc hằng ngày và rất quen thuộc. Chúng ta nhớ lại khi chúng ta lần hạt Mân Côi, chúng ta cất lên những lời kinh: Kinh lạy Cha là lời kinh chính Chúa Giê-su đã truyền dạy cho các môn đệ mỗi khi cầu nguyện với Chúa Cha. Kinh Kính Mừng chính là lời chào của sứ thần Gabriel và của bà Elisabeth, đã được Phúc Âm Lc 1, 26-38 ghi lại mà chúng ta vừa được nghe hôm nay. Như vậy, Kinh Mân Côi có một nguồn gốc thật giá trị và đáng tin cậy phải không mọi người? Tại sao chúng ta còn bỏ bê? Tại sao chúng ta lại dám coi thường không muốn nói là không muôn đụng đến Kinh Mân Côi nữa? Chúng ta còn thấy Kinh Mân Côi có giá trị hơn nữa vì đó là các Mầu nhiệm được tóm lược toàn bộ Tin Mừng và cuộc đời của Chúa Giêsu.
Đặc biệt hơn, Kinh Mân Côi được được lập thành Hai Mươi Mầu Nhiệm, đó Mầu Nhiệm Năm Sự Vui, Năm Sự Sáng, Năm Sự Thương Và Năm Sự Mừng, tượng trưng cho hai mươi biến cố chính yếu của cuộc đời Chúa Giêsu. Như vậy, Kinh Mân Côi chính là lịch sử ơn cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong dòng thời gian. Nhờ lời Kinh Mân Côi mà chúng ta chạm được Thiên Chúa, chạm được Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Nhờ Kinh Mân Côi đơn giản và dễ đọc, chúng ta xây dựng mối hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời với đất ngang qua sự hiện diện rất gần của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Đức Giê-su Ki-Tô.
Hơn nữa, khi chúng ta cùng nhau đọc Kinh Mân Côi là chúng ta được mời gọi trở nên anh chị em với nhau trong cùng Một Chúa, trong sự chở che của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Có thể nói Kinh Mân Côi quy tụ chúng ta nên một ‘gia đình thiêng liêng’, gia đình của Đức Giê-su Ki-Tô. Vì nhờ lời Kinh Mân Côi chúng ta đọc và suy niệm, chúng ta được diện kiến tôn nhan Chúa ngang qua các Mầu Nhiệm sống động của Đức Giê-su Ki-Tô. Một Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và mong muốn cho con người được hưởng ơn cứu độ. Có thể nói rằng Kinh Mân Côi là lời kinh nối kết, lời kinh hiệp nhất và lời kinh quy tụ không phân biệt giai cấp, màu da, sắc tộc, ngôn ngữ vì đọc Kinh Mân Côi là đọc lại lịch sử ơn cứu của Thiên Chúa dành cho con người, cụ thể đọc lại cuộc đời của Đức Giê-su Ki-Tô từ khi sinh ra, rao giảng, chịu chết và phục sinh.
Tuy nhiên, để lời Kinh Mân Côi có giá trị, sinh ích lợi cho con người, cho sự cứu rỗi của con người, mỗi chúng ta phải ý thức rằng chúng ta không chỉ siêng năng đọc Kinh Mân Côi bằng môi bằng miệng, nhưng trên hết và trước hết chúng ta phải đọc cả con tim, cả tâm hồn. Miệng chúng ta đọc nhưng lòng chúng ta phải suy, phải gẫm để những lời kinh đó thấm nhập vào cõi lòng sâu thắm của chúng ta hầu giúp chúng ta sống các Mầu Nhiệm Đức Giê-su nơi đời thường.
Quả thật, càng đọc Kinh Mân Côi một cách sốt sắng và nghiêm túc, chúng ta càng hiểu thấu Tin mừng cách sâu sắc và thấm nhuần Lời Chúa vào trong con tim. Đặc biệt, mỗi ngày chúng ta suy niệm mỗi mầu nhiệm nơi Kinh Mân Côi là mỗi ngày chúng ta làm sống lại những hành vi cử chỉ của Đức Giê-su Ki-Tô trong cuộc sống hiện tại chúng ta. Vì thế, ai nói mình yêu Chúa, mến Chúa mà không mến Kinh Mân Côi thì quả thật chúng ta đang tự dối lòng mình vì Kinh Mân Côi chính là Tin mừng thu gọn. Mà Tin mừng chính là “bức thư tình” mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại lầm than. “Bức thư tình” đó được viết qua, trong, nhờ Con Thiên Chúa, là Đức Giê-su Ki-Tô, ngang qua sự chết và sống lại của Ngài mà mọi người được hưởng mọi ân lộc trào dâng cho cuộc sống mai sau.
Ước mong rằng lời Kinh Mân Côi phải trở nên mối dây thân tình với mỗi người Ki-tô hữu. Đừng ai tự cho mình được quyền không phải đọc Kinh Mân Côi! Là con cái của Chúa, là con cái của Đức Maria, muốn là công dân tốt của Nước Thiên Chúa, chúng ta hãy mau cầm lấy Chuỗi Mân Côi trong mọi nơi mọi lúc để cùng với Đức Maria cũng như các Tông Đồ xưa cất lên lời Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng để đủ sức mạnh chiến thắng ma quỷ, cha của kẻ dối gian và lừa bịp. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Nguồn: dcvphanxicoxavie.com
Đọc thêm:
Lợi ích khi bạn đọc kinh Mân Côi hằng ngày
Kinh Mân Côi và Những Ước Nguyện
Các Bài Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Hoa Mân Côi Cuối Mùa: Xin Dâng Lên Mẹ!
Tháng 10 là “tháng Mân côi” hay là “tháng truyền giáo”?
Chúa nhật Lễ Đức Mẹ Mân Côi: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Có thể bạn quan tâm
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Th5
“Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời” tại Mật nghị
Th5
Ủy Ban Thánh Nhạc: Bài Hát “Cầu Cho Đức Giáo Hoàng”
Th5
ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và..
Th5
Lời chúc mừng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV từ nhiều lãnh đạo..
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh C – Chúa Là Mục Tử..
Th5
VPTGM-GPHT: Thông Báo Về Việc Hội Thánh Có Đức Tân Giáo Hoàng
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Đức Tân Giáo Hoàng..
Th5
Một Ngày Tại Giáo Đô Của Đức Cha Louis và Đoàn Hành Hương
Th5
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y..
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
Th5
Khói đen từ Sistine: Căng thẳng và niềm mong chờ tích cực
Th5
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới
Th5
Chính quyền Roma tiếp tục bảo đảm an ninh khi hàng chục ngàn..
Th5
Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen – các Hồng y chưa bầu..
Th5
Ngày 06.05: Thánh Đaminh Saviô (1842-1857)
Th5
Tháng Năm, tháng dành riêng cho Mẹ của chúng ta
Th5