Nhân kỷ niệm 110 năm thành lập Học viện Giáo hoàng về Kinh Thánh ở Roma, Học viện này tổ chức một Hội thảo quốc tế nhắm giúp hiểu hơn về một mối quan hệ – giữa Chúa Giêsu và các Pharisêu – bị bóp méo bởi các khuôn mẫu.
Hội thảo được tổ chức từ ngày 07-09.05 tới đây (2019), với chủ đề: “Chúa Giêsu và các Pharisêu: một đánh giá liên ngành”. Đây là đề tài được đánh giá là khó khăn nhưng hấp dẫn. Hội thảo sẽ gồm các chuyên viên về “Chúa Giêsu và Pharisêu”.
Giúp cho cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo
Hội thảo này sẽ giúp cho cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo. Tất cả chủ đề nói về các Pharisêu là một trong những điểm thảo luận chính của cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo. Các Tin mừng, trên hết là Tin mừng thánh Mátthêu, chương 23, thánh truyền và văn chương giáo phụ có lẽ đã tạo nên một sự hiểu biết cục bộ về các Pharisêu, những người bị xem là những kẻ giả hình (nệ luật pháp, đạo đức giả và tham lam) trong việc giảng dạy và trong văn hóa đại chúng nói chung. Và họ thường bị xem là đối thủ của Chúa Giêsu.
Ngược lại, các nhà tổ chức Hội nghị này cho rằng “một số phê bình về văn chương rabbi gần đây đề cập rõ ràng đến các Pharisêu với một bậc thang các thái độ, từ ủng hộ đến chê bai, và sự đồng thuận chung cho việc nghiên cứu, hiện đang được thảo luận, đó là các rabbi (bậc thầy) trong Mishnah và Talmud là các hậu duệ của các Pharisêu”.
Chống lại định kiến trong các bài giảng, trong phim ảnh, truyền hình
Hội thảo muốn “xem xét lại các yếu tố tạo nên những định kiến đã ảnh hưởng không đúng đến nhận thức chung về các Pharisêu và đề xuất các cách thức để vượt qua các định kiến này. Hội thảo sẽ chú ý cụ thể đến cách giảng thuyết, hướng dẫn cách giảng về các Pharisêu khi họ xuất hiện trong bài giảng. Chắc chắn là Hội nghị cũng sẽ không bỏ qua các lĩnh vực văn hóa đại chúng như điện ảnh, phim ảnh, truyền hình.
Tổ tiên của những người bạn Do thái của chúng ta
Giáo sư Joseph Sievers, giảng sư về Lịch sử và văn chương Do thái giáo tại Học viện Giáo hoàng về Kinh Thánh, một trong những người sẽ tham dự Hội nghị, chia sẻ: “Nếu chúng ta nhận ra rằng những người Do thái ngày nay cảm thấy mình là con cháu của các Pharisêu thì chúng ta phải hiểu rằng chúng ta không thể nói xấu về cha ông của những người bạn của chúng ta. Chúng tôi muốn có thể nói về điều này trên cơ sở trung thực hơn và với tình yêu thương thật sự dành cho nhau”.
Giáo sư Siever cũng phê bình các định kiến được chất chồng theo thời gian. Giáo sư nói: “Những định kiến này rất phổ biến, ngay cả đối với giáo dân. Văn hào Dante nói về ĐGH Bonifacio VIII như một Pharisêu mới. Người ta quên đi những Pharisêu tốt lành nhất như thánh Phaolô, ông Nicôđêmô, hay Gamaliel, là những người chỉ cho chúng ta thấy sự xấu xa của các khuôn mẫu”.
Các Pharisêu có phải là đối thủ của Chúa Giêsu không?
Giáo sư Siever khẳng định rằng Chúa Giêsu cũng gần gũi với các Pharisêu chứ không chỉ với ông Nicôđêmô. Theo Tin mừng thánh Mátthêu, người đặt câu hỏi về điều răn quan trọng nhất chính là một Pharisêu và theo Tin mừng thánh Marco, trong trường hợp này, Chúa Giêsu đã trả lời người đó rằng: Ngươi không còn xa Nước Thiên Chúa. Giáo sư cũng nêu thêm những điểm gần gũi như niềm tin vào phục sinh hay về sự thanh sạch hay hôn nhân.
Hồng Thủy
Có thể bạn quan tâm
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Dành Cho Các Đại Diện..
Th5
Ngày 14/05: Thánh Matthia Tông Đồ
Th5
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và..
Th5
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Th5
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Th5
“Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời” tại Mật nghị
Th5
Ủy Ban Thánh Nhạc: Bài Hát “Cầu Cho Đức Giáo Hoàng”
Th5
ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và..
Th5
Lời chúc mừng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV từ nhiều lãnh đạo..
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh C – Chúa Là Mục Tử..
Th5
VPTGM-GPHT: Thông Báo Về Việc Hội Thánh Có Đức Tân Giáo Hoàng
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Đức Tân Giáo Hoàng..
Th5
Một Ngày Tại Giáo Đô Của Đức Cha Louis và Đoàn Hành Hương
Th5
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y..
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
Th5
Khói đen từ Sistine: Căng thẳng và niềm mong chờ tích cực
Th5
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới
Th5